( Hình ảnh minh họa cho bài thơ "Việt Bắc" bởi 18 Nguyễn Ôn Mỹ Linh )
Đề 8: Cảm nhận về cuộc sống trong chiến khu qua lời người cán bộ
Ta đi ta nhớ nhữnng ngàyMình đây ta đó, đắng cay ngọt bùi...Thương nhau, chia củ sắn lùiBát cơm sẻ nửa, chăn sui đắp cùng.Nhớ người mẹ nắng cháy lưngĐịu con lên rẫy, bẻ từng bắp ngô.Nhớ sao lớp học i tờĐồng khuya đuốc sáng những giờ liên hoanNhớ sao ngày tháng cơ quanGian nan đời vẫn ca vang núi đèo.Nhớ sao tiếng mõ rừng chiềuChày đêm nện cối đều đều suối xa...(Việt Bắc-Tố Hữu)
Bài làm
“ Chín năm làm một Điện Biên
Nên vành hoa đỏ, nên thiên sử vàng”
(Hoan hô chiến sĩ Điện Biên-Tố Hữu)
"Ta đi ta nhớ những ngày
Chày đêm nện cối đều đều suối xa..."
Việt Bắc là căn cứ địa vững chắc của bộ đội ta thời kháng chiến chống Pháp. Tại đây người dân miền núi đã che chở, đùm bọc cho Đảng, Chính Phủ kề vai sát cánh bên những người cán bộ kháng chiến để giành và bảo vệ nền độc lập của dân tộc. Chính vì thế bài thơ “Việt Bắc’ được coi là một trong những đỉnh cao sáng tác của Tố Hữu. Lời thơ như khúc hát ân tình tha thiết về Việt Bắc, quê hương của cách mạng Việt Nam. Việt bắc là một trong những đỉnh cao của thơ Tố Hữu nói riêng, của thơ ca kháng chiến chống Pháp nói chung. Sau chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954 “nên vành hoa đỏ nên thiên sử vàng”, hòa bình lập lại ở miền Bắc. Từ giã “Thủ đô lồng lộng gió ngàn” , Đảng và Chính phủ trở về với Hà Nội- “Thủ đô hoa vàng nắng Ba Đình”. Tố Hữu là một trong những người chiến sĩ cách mạng từng sống một quãng thời gian dài ở Việt Bắc với một phần tâm hồn mình ở Việt Bắc. Nay phải rời xa chiến khu, trong tâm trạng bịn rịn, nhớ thương người đi-kẻ ở, Tố Hữu đã sáng tác bài thơ này. Bài thơ được kết cấu theo lối đối đáp giao duyên, gần gũi. Đoạn trích trên là lời người cán bộ kháng chiến về cuộc sống trong chiến khu.
Nỗi nhớ Việt Bắc đâu chỉ gợi dậy những hình ảnh thiên nhiên thơ mộng, hữu tình, mà còn đưa tâm hồn người ra đi về với người dân Việt Bắc, về với những người rất giàu nghĩa tình dù cuộc sống nơi chiến khu nhiều khó khăn, vất vả:
Lời tâm sự chân thành, lời nhắn nhủ tha thiết của người đi dành cho người ở lại, của người cách mạng dành cho mảnh dất Tây Bắc nghĩa tình. Tác giả nhớ những năm tháng kháng chiến gian khổ, chia ngọt sẻ bùi, đồng cam cộng khổ. Cuộc kháng chiến gian khổ và thiếu thốn trăm bề, chiến trường vô cùng khắc nghiệt: mưa rừng, lũ suối dữ dội, địch phục sau lưng và cả những cơn sốt rét rừng hành hạ... nhưng chính trong khó khăn, thiếu thốn lại gợi lên vẻ đẹp thủy chung “mình đây-ta đó”. Chính vì cách nói “mình đây-ta đó” thể hiện tình cảm khăng khít gắn bó, ta thấy họ đã trải qua những “đắng cay ngọt bùi” cho những gian khổ, khó khăn cũng như niềm vui buồn trong mười lăm năm nặng nghĩa tình. Thật tinh tế và khéo léo khi Tố Hữu đưa thành ngữ ‘đắng cay ngọt bùi’ vào thơ một cách tự nhiên. Tất cả những khó khăn ấy đều khép lại bằng phép im lặng, qua dấu ba chấm cuối câu, để thể hiện cảm xúc dâng trào không thể tiếp tục nói nên lời. Nghĩa tình càng sâu đậm khi họ trải qua khó khăn cùng nhau:
Hai tiếng “Thương nhau” thật nhẹ nhàng nhưng rất sâu lắng và nghĩa tình. Họ cùng nhau trải qua khó khăn mà còn chia nhau “củ sắn lùi”, “bát cơm sẻ nửa”, “chăn sui” càng nhấn mạnh nghĩa tình gắn bó thiết tha, mặn nồng. Ở đây “sắn lùi” là món ăn rất bình thường, dân dã và “chăn sui” được làm từ vỏ cây rất cứng chẳng lấy làm cao sang. Đó là những hình ảnh cụ thể và chân thực cho cuộc sống trong chiến khu gian khổ và thiếu thốn vô cùng. Cuộc kháng chiến chống Pháp, những khó khăn gian khổ đâu chỉ là đối mặt với kẻ thù mà còn là sự đối mặt với cái đói và cái rét nữa. Hành động “chia”, “sẻ”, “đắp cùng” một mặt vừa nói lên những gian nan trong ngày đầu kháng chiến mặt khác cũng thể hiện tấm lòng đùm bọc, nghĩa tình cao đẹp của người dân Việt Bắc. Chính tình yêu thương đó đã tiếp thêm sức mạnh để chiến đấu và chiến thắng. Tuy những ngày tháng ở chiến khu cực khổ nhưng đây lại là cội nguồn của nỗi nhớ.
Hình ảnh người dân Việt Bắc cũng hiện lên thật đẹp, thật giản dị trong nỗi nhớ người đi:
Thi sĩ đã thể hiện một cách cảm động tình cảm, nghĩa tình của những người con đã cùng chia sẻ bùi, san sẻ đắng cay, đồng cam cộng khổ trong những năm tháng gian nan của cuộc sống kháng chiến. Bên cạnh đó còn là tình cảm yêu mến của nhà thơ và sự trân trọng biết ơn đối với những người mẹ kháng chiến.
Đến với sáu câu thơ cuối là cuộc sống sinh hoạt ở Việt Bắc đã để lại ấn tượng sau đậm trong trí nhớ nhà thơ:
Làm sao có thể không nhớ khi những năm tháng không thể nào quên của cuộc sống trong chiến khu đã để lại trong lòng người về biết bao kỉ niệm khó phai. Điệp từ “nhớ sao” thể hiện một nỗi nhớ da diết mãnh liệt, khôn nguôi đang trào dâng âm ỉ trong lòng. Nhưng đằng sau đó là nhữung sự cố gắng và tinh thần giác ngộ cách mạng của con người Việt Bắc. Bởi có lẽ biết chữ họ mới có thể tiếp cận với thông tin kháng chiến, để góp phần để góp phần công sức nào đó bảo vệ đất nước. Bên cạnh đó hình ảnh về những đêm “liên hoan” lửa trại thắm tình quân dân cùng với không khí vui tươi, phấn khởi, náo nức. Đó là những giây phút khiến người chiến sĩ quên đi mệt nhọc để tiếp tục chiến đấu bảo vệ Tổ Quốc. Khó khăn gian khổ là thế nhưng đâu đó vẫn vang vọng tinh thần lạc quan yêu đời, tin tưởng vào ngày mai tươi sáng của con người Việt Bắc qua âm thanh tiếng hát ca vang “gian nan đời vẫn ca vang núi đèo”. Hai câu cuối âm thanh hiện lên vô vùng sinh động đã xua đi cái im lặng của núi rừng “tiếng mõ rừng chiều”, “chày đêm nện cối”. Những âm thanh quen thuộc của Việt Bắc mang nét đặc trưng của núi rừng, gợi cuộc sống êm đềm, yên ả. Từ đó ta thấy dù có bom rơi đạn nổ, chiến tranh có tàn khốc đến đâu, cuộc sống nơi chiến khu khổ cực đến nhường nào thì quân và dân ta vẫn giữ tinh thần lạc quan cách mạng, vẫn gắn bó với nhau trong khúc nhạc hân hoan thấm đẫm nghĩa tình.
Việt Bắc gợi những tình cảm điển hình của con người kháng chiến như tình yêu nước, tình yêu đồng bào, tình quân dân, tình cảm miền ngược với miền xuôi, lòng yêu thiên nhiên, kính yêu Đảng, bác Hồ... và niềm tin tưởng vào ngày mai tươi sáng. Bài thơ đã tái hiện chân thực vẻ đẹp thiên nhiên và cuộc sống trong chiến khu của con người Việt Bắc. Để làm nên một tuyệt tác như vậy, tác giả đã sử thể thơ dân tộc-thơ lục bát, những hình ảnh so sánh ví von, gần với lời ăn tiếng nói của dân tộc cùng với giọng văn tâm tình, ngọt ngào thiết tha. Ngôn ngữ giàu nhạc điệu như những câu hát giao duyên về lòng thủy chung son sắt của người cách mạng với người dân Việt Bắc.
Chế Lan Viên đã từng nhận xét rằng:” Nhà thơ này sử dụng đôi mắt tinh tường, nhà thơ khác sử dụng bộ óc kì ảo, còn Tố Hữu, anh chỉ sử dụng tình cảm vầ trái tim trần”. Thật vậy, chỉ có những cảm xúc chân thành, dạt dào trong tâm hồn mới tạo nên nguồn cảm hứng sáng tác nên tuyệt phẩm tình quân dân Việt Nam của Tố Hữu. Bài thơ cùng với khung cảnh cuộc sống gian nan trong chiến khu nhưng luôn lạc quan, hướng về tương lai tươi sáng của những người chiến sĩ đã vượt qua lớp bụi thời gian để in sâu vào tâm trí của bao nhiêu thế hệ độc giả. Khi nhìn ngắm thế giới rồi nhìn lại mình, tôi thấy mình thật may mắn khi đang được sống trong thời bình, và tôi tự nhủ rằng phải hướng về những điều tích cực, học tập thật tốt để đóng góp cho xã hội.
Nỗi nhớ Việt Bắc đâu chỉ gợi dậy những hình ảnh thiên nhiên thơ mộng, hữu tình, mà còn đưa tâm hồn người ra đi về với người dân Việt Bắc, về với những người rất giàu nghĩa tình dù cuộc sống nơi chiến khu nhiều khó khăn, vất vả:
“Ta đi ta nhớ nhữnng ngày
Mình đây ta đó, đắng cay ngọt bùi...”
Lời tâm sự chân thành, lời nhắn nhủ tha thiết của người đi dành cho người ở lại, của người cách mạng dành cho mảnh dất Tây Bắc nghĩa tình. Tác giả nhớ những năm tháng kháng chiến gian khổ, chia ngọt sẻ bùi, đồng cam cộng khổ. Cuộc kháng chiến gian khổ và thiếu thốn trăm bề, chiến trường vô cùng khắc nghiệt: mưa rừng, lũ suối dữ dội, địch phục sau lưng và cả những cơn sốt rét rừng hành hạ... nhưng chính trong khó khăn, thiếu thốn lại gợi lên vẻ đẹp thủy chung “mình đây-ta đó”. Chính vì cách nói “mình đây-ta đó” thể hiện tình cảm khăng khít gắn bó, ta thấy họ đã trải qua những “đắng cay ngọt bùi” cho những gian khổ, khó khăn cũng như niềm vui buồn trong mười lăm năm nặng nghĩa tình. Thật tinh tế và khéo léo khi Tố Hữu đưa thành ngữ ‘đắng cay ngọt bùi’ vào thơ một cách tự nhiên. Tất cả những khó khăn ấy đều khép lại bằng phép im lặng, qua dấu ba chấm cuối câu, để thể hiện cảm xúc dâng trào không thể tiếp tục nói nên lời. Nghĩa tình càng sâu đậm khi họ trải qua khó khăn cùng nhau:
“Thương nhau, chia củ sắn lùi
Bát cơm sẻ nửa, chăn sui đắp cùng.”
Hình ảnh người dân Việt Bắc cũng hiện lên thật đẹp, thật giản dị trong nỗi nhớ người đi:
Nguồn ảnh: https://download.vn/hinh-anh-nguoi-me-trong-bai-tho-khuc-hat-ru-nhung-em-be-lon-tren-lung-me-41193
“Nhớ người mẹ nắng cháy lưng
Địu con lên rẫy, bẻ từng bắp ngô.”
Người mẹ Việt Bắc lao động trong điều kiện khắc khắc nghệt được thực qua hình ảnh “nắng cháy lưng”. Tác giả đã sử dụng thành công các động từ “địu”, “bẻ” để diễn tả người mẹ Việt Bắc chịu thương chịu khó, giàu đức hi sinh trong cuộc sống lao động. Ý thơ gợi cho người đọc nhớ đến hình ảnh người mẹ trong thơ Nguyễn Khoa Điềm:
“Mẹ giã gạo mẹ nuôi bộ đội
Nhịp chày nghiêng giấc ngủ em nghiêng”
Thi sĩ đã thể hiện một cách cảm động tình cảm, nghĩa tình của những người con đã cùng chia sẻ bùi, san sẻ đắng cay, đồng cam cộng khổ trong những năm tháng gian nan của cuộc sống kháng chiến. Bên cạnh đó còn là tình cảm yêu mến của nhà thơ và sự trân trọng biết ơn đối với những người mẹ kháng chiến.
Đến với sáu câu thơ cuối là cuộc sống sinh hoạt ở Việt Bắc đã để lại ấn tượng sau đậm trong trí nhớ nhà thơ:
“Nhớ sao lớp học i tờ
Đồng khuya đuốc sáng những giờ liên hoan
Nhớ sao ngày tháng cơ quan
Gian nan đời vẫn ca vang núi đèo.
Nhớ sao tiếng mõ rừng chiều
Chày đêm nện cối đều đều suối xa...”
Việt Bắc gợi những tình cảm điển hình của con người kháng chiến như tình yêu nước, tình yêu đồng bào, tình quân dân, tình cảm miền ngược với miền xuôi, lòng yêu thiên nhiên, kính yêu Đảng, bác Hồ... và niềm tin tưởng vào ngày mai tươi sáng. Bài thơ đã tái hiện chân thực vẻ đẹp thiên nhiên và cuộc sống trong chiến khu của con người Việt Bắc. Để làm nên một tuyệt tác như vậy, tác giả đã sử thể thơ dân tộc-thơ lục bát, những hình ảnh so sánh ví von, gần với lời ăn tiếng nói của dân tộc cùng với giọng văn tâm tình, ngọt ngào thiết tha. Ngôn ngữ giàu nhạc điệu như những câu hát giao duyên về lòng thủy chung son sắt của người cách mạng với người dân Việt Bắc.
Chế Lan Viên đã từng nhận xét rằng:” Nhà thơ này sử dụng đôi mắt tinh tường, nhà thơ khác sử dụng bộ óc kì ảo, còn Tố Hữu, anh chỉ sử dụng tình cảm vầ trái tim trần”. Thật vậy, chỉ có những cảm xúc chân thành, dạt dào trong tâm hồn mới tạo nên nguồn cảm hứng sáng tác nên tuyệt phẩm tình quân dân Việt Nam của Tố Hữu. Bài thơ cùng với khung cảnh cuộc sống gian nan trong chiến khu nhưng luôn lạc quan, hướng về tương lai tươi sáng của những người chiến sĩ đã vượt qua lớp bụi thời gian để in sâu vào tâm trí của bao nhiêu thế hệ độc giả. Khi nhìn ngắm thế giới rồi nhìn lại mình, tôi thấy mình thật may mắn khi đang được sống trong thời bình, và tôi tự nhủ rằng phải hướng về những điều tích cực, học tập thật tốt để đóng góp cho xã hội.
Nhận xét này đã bị tác giả xóa.
Trả lờiXóaLời văn trôi chảy, mạch lạc, biện pháp nghệt thuật đầy đủ có phần sáng tạo.Tuy nhiên ở phần “Thương nhau, chia củ sắn lùi/Bát cơm sẻ nửa, chăn sui đắp cùng” Thư chưa tách được phần luận điểm riêng một đoạn vì mỗi luận điểm cần phải xuống hàng thành một đoạn thì bố cục sẽ rõ ràng, chặt chẽ hơn.
Trả lờiXóaNhận xét này đã bị tác giả xóa.
Xóa