(Tranh ảnh minh họa bài "Đất Nước" của nhóm vẽ: 32 Vũ Hoàng Anh Thư, 14 Trần Lan Hương, 07 Nguyễn Thái Quang Duy, 3 Võ Thụy Anh) |
ĐỀ 07: Từ việc cảm nhận hai đoạn thơ sau, hãy làm rõ ình yêu quê hương đất nước của hai nhà thơ qua “Đất Nước” của Nguyễn Khoa Điềm và “Tràng Giang” của Huy Cận.
Bài làm
“ Mai này con ta lớn lên
Con sẽ mang Đất Nước đi xa
Đến những tháng ngày mơ mộng
Em ơi Đất Nước là máu xương của mình
Phải biết gắn bó và san sẻ
Phải biết hóa thân cho dáng hình xứ sở
Làm nên Đất Nước muôn đời...”
Sự hình thành của một đất nước luôn cần có sự đóng góp, xây dựng và gìn giữ của nhân dân. Qua đó tác giả muốn nhắn nhủ đến người đọc trách nhiệm của chúng ta đối với đất nước. Đặt một niềm tin mãnh liệt vào tương lai của Đất Nước qua từng dòng thơ.
“Mai này con ta lớn lên
Con sẽ mang Đất Nước đi xa
Đến những tháng ngày mơ mộng”
Để nêu lên rõ được trách nhiệm của từng cá nhân đối với Đất Nước. Thể hiện lại mong muốn về một đất nước hòa bình của tác giả qua bốn câu thơ tiếp theo.
“Em ơi em Đất Nước là màu máu xương của mình
Phải biết gắn bó và san sẻ
Phải biết hóa tha cho dáng hình xứ sở
Làm nên Đất nước muôn đời...”
Trong thơ ca hiện đại Việt Nam, tác phẩm “Tràng Giang” của Huy Cận cũng là một trong những bài thơ tiêu biểu về chủ đề quê hương, đất nước. Tác giả đã chú trọng đến việc miêu tả sự vĩ đại của đất nước qua nhiều hình ảnh sống động.
“Lớp lớp mây cao đùn núi bạc
Chim nghiêng cánh nhỏ bóng chiều sa
Lòng quê dợn dợn với con nước
Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà”
Tác giả đã sử dụng nghệ thuật từ láy xuyên suốt bài thơ “Lớp lớp” nói đến sự đồ sộ chồng chất lên nhau. Động từ “đùn” là đè lên một vật nào đấy, hay có thể hiểu đấy là hình ảnh những đám mây đang đè lên núi bạc. Hình ảnh “chim nghiêng cánh” và “bóng chiều sa” là sự miêu tả độc đáo và sáng tạo mà tác giả mang đến. “bóng chiều sa” không thể hìn thấy được nhưng khi qua ngòi bút của tác giả, đã trở thành hình ảnh nên thơ mang nét u buồn. Đến với câu thơ thứ ba, tác giả đã nói lên nỗi lòng nhớ quê của mình. “Dợn dợn” là gợi lên tiếng lòng khó có thể nói ra thành lời, vì vậy tác giả đã gởi gắm qua những dòng thơ. Cứ nhìn thấy “con nước” là tình yêu quê hương đất nước của tác giả lại dâng trào. Tuy vậy, điểm đặc sắc nằm ở câu thơ cuối “Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà” tác giả đã thể hiện lên niềm nhớ thương của mình cho quê hương cho dù đang ở đâu, thời gian hay hoàn cảnh nào đi nữa.
Tác phẩm mang lại những cảm xúc mới mẻ kết hợp hài hòa với lối ngôn ngữ bình dị những vẫn mang đậm bản sắc dân tộc. Vận dụng bút pháp trữ tình và chính luận để khắc họa lại việc cảm nhận Đất Nước. Giong thơ tuy trang nghiêm những vẫn có nét gần gũi, mang đạm màu sắc sử thi, cảm hứng lãng mạn và tính nhân dân sâu sắc. “Đất Nước” có thể xem là một trang sách chứa đựng lịch sử lâu đời. Từ khi hình thành và phát triển của đất nước luôn gắn liền với truyền thống văn hóa dân tộc, đời sống sinh hoạt, tình cảm và cả chiến đấu của nhân
Nói đến Đất Nước, tác giả Nguyễn Khoa Điềm đã cho bạn đọc thấy được tâm tư, tiếng lòng của mình. Khi các nhà thơ khác xem đất nước như những huyền thoại thì đối với ông đất nước lại vô cùng gần gũi với nhân dân. Vì thế mà bài thơ được thể hiện đầy sáng tạo, mới mẻ qua ngòi bút của tác giả. Đó là cách tác giả dùng thơ để đi vào lòng người, cũng là hướng đi riêng không trùng lặp với ai. Từ đó, ta có thể cảm nhận bài thơ theo hướng đơn giản và bình dị, gần gũi nhất.
Bài văn đi đúng hướng, đúng chủ đề, bạn trình bày bài văn tốt, lời văn rõ ràng, rành mạch tuy nhiên còn một vài chỗ sai chính tả
Trả lờiXóaVõ Minh Quân 29
XóaBài làm khá tốt, luận điểm rõ ràng, câu văn mạch lạc, bám sát đề.
Trả lờiXóaTuy nhiên cần thêm hình ảnh minh hoạ, và khi phân tích sau trích thơ không nên xuống dòng lùi vào.
Bài văn làm khá tốt, rõ ràng, mạch lạc. Nhưng phần so sánh chưa được tốt lắm vì chỉ mới phân tích 2 tác phẩm mà chưa đi sâu vào phần so sánh sự giống và khác nhau của hai bài. Phần kết bài chỉ đề cập đến "Đất Nước" và thiếu "Tràng Giang".
Trả lờiXóa