(Tranh ảnh minh họa bài "Việt Bắc" của nhóm vẽ: 32 Vũ Hoàng Anh Thư, 14 Trần Lan Hương, 07 Nguyễn Thái Quang Duy, 3 Võ Thụy Anh) |
Đề 16: Cảm nhận vẻ đẹp thiên nhiên trong “Việt Bắc của Tổ Hữu qua đoạn thơ sau. Từ đó so sánh với những câu thơ trong bài thơ “Cảnh ngày hè" của Nguyễn Trãi:
“Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi
Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng
Ngày xuân mơ nở trắng rừng
Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang
Ve kêu rừng phách đổ vàng
Nhớ cô em gái hái măng một mình
Rừng thu trăng rọi hòa bình
Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung”
(Trích Việt Bắc – Tố Hữu)
“Hoè lục đùn đùn tán rợp giương
Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ,
Hồng liên trì đã tiễn mùi hương
“Lao xao chợ cá làng ngư phủ,
Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương”
(Trích Cảnh ngày hè – Nguyễn Trãi)
Bài làm
Thiên nhiên là đề tài muôn thuở trong thi ca và cũng là tri kỉ của thi nhân. Vì vậy, từ xưa đến nay, thiên nhiên vẫn luôn chiếm một vị trí quan trọng. Tố Hữu và Nguyễn Trãi cũng không phải là một ngoại lệ. Thiên nhiên “Việt Bắc” trong sáng tác của Tố Hữu không phải khung cảnh thiên nhiên thanh tao, thoát tục như thi nhân xưa, mà mang một vẻ đẹp dung dị nhưng không kém phần hùng tráng. Còn bức tranh thiên nhiên “Cảnh ngày hè” được Nguyễn Trãi khắc họa một cách sinh động, gợi lên một cuộc sống yên bình, thư thái.
Vẻ đẹp thiên nhiên trong bài thơ “Việt Bắc” được đặc tả nổi bật nhất qua bức tranh tứ bình – xuân, hạ, thu, đông. Thiên nhiên ấy dung dị như chính con người nơi đây. Một vẻ đẹp hoang sơ, mộc mạc nhưng không kém phần hùng vĩ.
“Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi
Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng
Ngày xuân mơ nở trắng rừng
Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang
Ve kêu rừng phách đổ vàng
Nhớ cô em gái hái măng một mình
Rừng thu trăng rọi hòa bình
Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung”
Chỉ với bốn cặp câu mà Tố Hữu đã khéo léo vẽ nên bức tranh bốn mùa đầy sức sống. Bức tranh ấy không chỉ có cảnh mà còn có người. Từng cặp câu hiện ra với những đường nét riêng biệt. Câu lục miêu tả cảnh thiên nhiên đẹp, câu bát làm nổi bật hình ảnh con người dồi dào sức sống; tất cả hợp thành bộ tranh tứ bình xuân-hạ-thu-đông đẹp một cách lạ kỳ. Bức tranh thiên nhiên mùa đông mở đầu cho bức tranh bốn mùa.
“Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi
Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng”
Không gian thiên nhiên rộng lớn bao la khoác trên mình một màu xanh đặc trưng của núi rừng. Sắc xanh trầm lắng tĩnh tại của rừng già được điểm xuyết thêm bằng sắc đỏ của hoa chuối. Trong không gian hùng vĩ của núi rừng, sự xuất hiện của sắc đỏ làm bừng sáng cả một góc từng, rực rỡ nhưng không chói lóa. Sắc đỏ ấy gợi cho ta liên tưởng đến câu thơ của Nguyễn Trãi trong bài thơ “Cảnh ngày hè” – “Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ”.
Trong không gian mùa đông, ta thường cảm thấy lạnh lẽo, hoang vu nhưng trong hai câu thơ của Tố Hữu khung cảnh không u ám như khí trời mùa đông mà ấm áp, tươi đẹp đến lạ. Cùng với đó là ánh nắng mặt trời chiếu rọi khiến khung cảnh thêm phần tráng lệ. Hình ảnh con người hiện lên trên đèo cao vách núi gợi tư thế của con người trong lao động. Con người và thiên nhiên cùng điểm tô vẻ đẹp cho nhau.
Khi cảm nhận vẻ đẹp thiên nhiên trong bài thơ Việt Bắc, ta thấy dòng thời gian bốn mùa không đi theo trật tự quen thuộc – xuân, hạ, thu, đông mà đi theo một kết cấu đặc biệt – đông, xuân, hạ, thu. Tiếp nối bức tranh mùa đông là mùa xuân ấm áp tươi vui đã đến.
Xuân đến cây cối đâm chồi nảy lộc nhưng sau tất cả đọng lại trong ký ức tác giả chỉ có rừng mơ. Màu xanh giờ đây phải nhường chỗ màu trắng tinh khôi. Chỉ với cụm từ “trắng rừng”, Tố Hữu đã phác họa được cả một không gian rộng lớn, làm cả vùng rừng núi như bừng sáng, mọi vật như thức dậy sau một giấc ngủ đông dài. Trên nền phong cảnh ấy là hình ảnh “người đan nón” âm thầm lặng lẽ hái măng. Con người không thưởng ngoạn khung cảnh mà sống và lao động trong khung cảnh ấy.
“Ve kêu rừng phách đổ vàng
Nhớ cô em gái hái măng một mình”
Phân tích vẻ đẹp thiên nhiên trong bài thơ Việt Bắc, người đọc thấy bức tranh càng hoàn thiện hơn với sự xuất hiện của mùa hè. Mùa hè được báo hiệu bằng tiếng ve ngân vang. Mùa hè đến thường được báo hiệu bằng tiếng ve bằng những chùm phượng vĩ rực đỏ. Tố Hữu lại một lần nữa đem cái hồn của núi rừng Việt Bắc thổi vào trong bài thơ. Sự lựa chọn “rừng phách đổ vàng” đem đến một hiệu ứng đặc biệt. Bởi lẽ, màu vàng thường được dùng để diễn tả mùa thu
Khép lại bộ tứ bình là cảnh mùa thu
"Rừng thu trăng rọi hòa bình
Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung"
Tách biệt với cảnh ngày hè của bức tranh trên, riêng bức này là cảnh đêm. Có lẽ bởi nói về thu, mấy ai không nghĩ đến ánh trăng sáng trong nhất êm dịu. Điều đặc biệt ánh trăng ấy là ánh trăng của hòa bình. Đây cũng chính là ánh trăng mà biết bao người mong đợi. Và kết lại cũng chính là hình ảnh con người được thể hiện qua tiếng hát tâm tình cùng ánh trăng mang theo bao hi vọng về một tương lai hạnh phúc tươi đẹp và thể hiện được tình cảm thiết tha ân tình, son sắt gắn bó với cách mạng.
Còn với “Cảnh ngày hè’ của Nguyễn Trãi, bức tranh ngày hè nổi lên với bức tranh thiên nhiên mùa hè rực rỡ:
“Hoè lục đùn đùn tán rợp giương
Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ,
Hồng liên trì đã tiễn mùi hương”
Nguyễn Trãi cảm thấy say mê, thích thú trước vẻ đẹp của thiên nhiên ngày hè. Cây hoa hòe có sức sống mãnh liệt giờ tán là xanh che phủ cả khoảng không gian. Cùng với sắc đỏ của cây thạch lựu tô đậm thêm cho khung cảnh. Ao sen tỏa hương ngan ngát bay theo làn gió. Cảnh thiên nhiên được nhà thơ cảm nhận qua màu sắc, hương thơm. Phải là người có tấm lòng yêu thiên nhiên sâu sắc thì Nguyễn Trãi mới có những phát hiện tinh tế, tuyệt vời đến vậy.
Nhà thơ còn cảm nhận bức tranh thiên nhiên qua những âm thanh:
“Lao xao chợ cá làng ngư phủ,
Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương”
Việc sử dụng nhiều từ Hán Việt như “ngư phủ, cầm ve, tịch dương” kết hợp nhuần nhuyễn với những từ thuần Việt như “lao xao”, dắng dỏi” tạo nên vẻ đẹp vừa mộc mạc, bình dị, vừa trang trọng tao nhã. Cuộc sống của con người không chỉ được cảm nhận bằng thị giác mà còn được cảm nhận bằng thính giác. Đó là âm thanh từ làng chợ cá, của tiếng ve râm ran mỗi độ hè về. Những âm thanh đặc trưng của ngày hè nơi làng quê khiến ngày hè trở nên vui vẻ, nhộn nhịp. Thế mới thấy được một tâm hồn luôn tha thiết với cuộc sống làng quê của Nguyễn Trãi.
Hai nhà thơ với hai phong cách khác nhau đã khắc họa lên hai bức tranh thiên nhiên đầy màu sắc và sinh động. Với Tố Hữu, ông chọn khảm sâu những phút giây ấy vào bức tranh sơn mài được vẽ lên bằng hoài niệm. Thể thơ lục bát, ngôn ngữ nhuần nhị và lối hát đối đáp tạo ra giai điệu phong phú cho đoạn thơ. Kết cấu độc đáo, tuần tự khắc họa thiên nhiên thơ mộng giàu chất họa đến con người lao động cần cù nghĩa tình. Thiên nhiên Việt Bắc hoang sơ mộc mạc nhưng lại tươi đẹp tràn đầy sức sống. Vẻ đẹp của thiên nhiên hài hòa cùng vẻ đẹp của con người gợi nhắc đến bao kỷ niệm gắn bó, gợi nhắc đến tình quân dân bền chặt. Thiên nhiên không chỉ là phong cảnh vô hồn mà còn là người bạn đồng hành cùng con người trong cuộc sống lao động, trong công cuộc kháng chiến. Vẻ đẹp thiên nhiên trong bài thơ Việt Bắc không chỉ đẹp bởi sự bao la hùng vĩ của núi rừng mà còn bởi nó được đặt trong một khí thế hào hùng của một giai đoạn lịch sử đầy thăng trầm. Tất cả đã minh chứng cho tài năng, sự tinh tế và tình cảm thiết tha của Tố Hữu. Còn Nguyễn Trãi, bức tranh thiên nhiên cảnh ngày hè được miêu tả với nét đẹp của sức sống, của tuổi trẻ. Vạn vật dưới ánh nắng hè dường như tỏa sáng chói lòa hơn, mang trong mình một dòng nhựa tiềm tàng, sẵn sàng khoe sắc thắm. Điểm đặc biệt ở đây là tác giả đã sử dụng toàn bộ giác quan để miêu tả cảnh sắc mùa hè, cộng hưởng thêm lối dùng từ rất chính xác và phong phú. Tất cả đã tạo nên một bức tranh có màu, có hồn, có hương vô cùng sáng tạo và độc đáo. Qua đó bài thơ đã làm toát lên vẻ đẹp của thiên nhiên đất nước cũng như vẻ đẹp tâm hồn của Nguyễn Trãi, thể hiện rõ tư tưởng yêu nước thương dân và tinh thần sống có trách nhiệm với dân với nước.
Hai bức tranh thiên nhiên khác nhau nhưng cả hai đều khiến người đọc cảm nhận được tấm lòng yêu thương con người, luôn mong muốn cống sức trẻ, sự nhiệt huyết của mình với quê hương, đất nước.
bài văn của bạn mạch lạc phân tích đầy đủ giàu cảm xúc từ ngữ đơn giản ý nghĩa nhưng bạn thiếu phần đánh giá.
Trả lờiXóanhận xét của Lê Ngọc Anh-02
XóaBạn thiếu phần giải thích ở thân bài. Luận điểm mỗi tác phẩm cần phải nói thêm phong cách sáng tác của tác phẩm, tác giả. Bài bị tách đoạn nhiều, hơi rối. Phần đánh giá cần chỉ ra điểm giống nhau của 2 tác phẩm. Kết bài cần mở rộng thêm
Trả lờiXóaBài của bạn còn thiếu phần giới thiệu chung nên khiến cho bố cục cả bài của bạn chưa hoàn chỉnh. Tuy nhiên, lập luận chặt chẽ, hệ thống luận đề, luận điểm rõ ràng, nêu ra được điểm giống và khác nhau để so sánh 2 tác phẩm
Trả lờiXóaBài phân tích chưa có phần giới thiệu chung,chưa nói lên ý chính của bài thơ Việt Bắc, luận điểm chưa được rõ ràng, phần mở bài vs kết bài chưa cân xứng về bố cục, thiếu phần đánh giá . Tuy nhiên, đoạn so sánh 2 bài Việt Bắc với Cảnh ngày hè rất hay, lập luận chặt chẽ
Trả lờiXóa-Góp ý : -ở phần mở bài , bạn chưa giới thiệu được đôi nét về tác giả Nguyễn Trãi , cũng như chưa giới thiệu được nội dung chính của tác phẩm "Cảnh ngày hè" .
Trả lờiXóa-Bạn thiếu phần giới thiệu chung .
-Phần phân tích chưa làm rõ được từng ý nhỏ trong các câu thơ .
-Ưu điểm : - Có đủ mở bài , thân bài , kết bài ,trích thơ .
- Diễn đạt : Lời văn trôi chảy , mạch lạc , giàu cảm xúc ; cách trích thơ đúng yêu cầu
-Đoạn so sánh giữa hai bài thơ "Việt Bắc" và "Cảnh ngày hè" làm rõ được hai vẻ đẹp riêng qua cái nhìn của mỗi nhà thơ , mỗi bức tranh thiên nhiên đều mang cái hồn thơ và tâm hồn nghệ sĩ của chính Tố Hữu và Nguyễn Trãi.
Dạ nhận xét của Nguyễn Gia Hân-stt:11
XóaBài văn của bạn mạch lạc, câu từ lưu loát nhưng thiếu phần giới thiệu chung và trình bày luận điểm chưa được rõ ràng, kết bài không tạo thành đoạn mà chỉ là một câu.
Trả lờiXóa