15 Trần Duy Khang

(Tranh ảnh minh họa bài "Sóng" của nhóm vẽ: 32 Vũ Hoàng Anh Thư, 14 Trần Lan Hương, 07 Nguyễn Thái Quang Duy, 3 Võ Thụy Anh)
Đề 7: Từ việc cảm nhận khổ thơ 3-5 bài Sóng, anh chị hãy làm rõ gương mặt của tình yêu chân chính.

Bài làm

          Pascal từng nói “Trái tim có những quy luật riêng mà lí trí không thể hiểu nổi”, thật vậy trong tình yêu không thể thiếu đi sự hiện diện của lí trí. Yêu bằng trái tim là thiên về cảm xúc nhưng yêu bằng lí trí sẽ có sự xuất hiện của những bân khuân, trăn trở về nỗi niềm của cô gái luôn suy nghĩ về chàng trai. Yêu không si mê, không hời hợt nhưng vẫn mãnh liệt, nồng nàn, đó là điều mà Xuân Quỳnh nhắn nhủ cho các cô gái khi yêu. Quả thật là “bà hoàng của thơ tình”, bài thơ “Sóng” là một thi phẩm thơ ca đặc sắc của nhà thơ Xuân Quỳnh, ẩn dụ cho một tình yêu mãnh liệt, cháy bỏng của người con gái mới lớn khi bước vào đường yêu. Đối với Xuân Quỳnh tình yêu không chỉ là sự thủy chung son sắc, không chỉ là những cảm xúc buồn vui lẫn lộn mà còn có những câu hỏi rất thú vị nhưng cũng rất khó trả lời.


“Trước muôn trùng sóng bể
Em nghĩ về anh, em
Em nghĩ về biển lớn
Từ nơi nào sóng lên ?

Sóng bắt đầu từ gió
Gió bắt đầu từ đâu
Em cũng không biết nữa
Khi nào ta yêu nhau

Con sóng dưới lòng sâu
Con sóng trên mặt nước
Ôi con sóng nhớ bờ
Ngày đêm không ngủ được
Lòng em nhớ đến anh
Cả trong mơ còn thức”

         Nhà thơ đã sử dụng quy luật của thiên nhiên để diễn tả quy luật của tình yêu, “Sóng” ẩn dụng cho tình yêu của người con gái mới lớn. Bài thơ “Sóng” được in trong tập “Hoa dọc chiến hào”, sáng tác năm 1967 trong chuyến đi thực tế ở vùng biển Diêm Điền. “Sóng” là một bài thơ đặc sắc viết về tình yêu, tiêu biểu cho phong cách thơ Xuân Quỳnh - hồn thơ trong trẻo, tươi tắn, đằm thắm, sôi nổi, chân thành

       Khổ thơ thứ 3 trong bài thơ “Sóng” mở ra cảnh vật muôn trùng con sóng vỗ, khi đứng trước những con sóng đang cuồn cuộn, Xuân Quỳnh suy nghĩ về chàng trai và tình yêu của họ. Trong tình yêu không chỉ yêu chân thành, yêu say đắm bằng cả tấm lòng và trái tim của người con gái mà còn phải có sự hiện diện của một chút lý trí ở trong đó thì mới được gọi là tình yêu đích thực.

“Trước muôn trùng sóng bể
Em nghĩ về anh, em
Em nghĩ về biển lớn
Từ nơi nào sóng lên?”

        Mở đầu câu thơ đã mở ra một hình ảnh “muôn trùng sóng vỗ” là biển lớn, đại dương với muôn trùng đợt sóng đang vỗ vào bờ, ẩn dụ cho biển đời với cuộc đời rộng lớn gắn liền biết bao sóng gió thăng trầm gian truân nơi trần thế. Tác giả đã mượn quy luật của thiên nhiên để diễn tả quy luật của tình yêu, hình ảnh “muôn trùng sóng bể” trong tình yêu được cảm nhận dưới con mắt của độc giả là những khó khăn gian nan thử thách mà các cặp đôi yêu nhau phải trãi qua. Chắc hẳn chúng ta khá quen thuộc với câu chuyện tình của Romeo và Juliet, một cặp đôi rất dỗi xinh đẹp thế nhưng không thể đến được với nhau do mâu thuẫn giai cấp xã hội gây gắt. Hay chuyện tình của Ngưu Lang Chức Nữ, họ cũng không thể thành đôi bởi không gian và thời gian. Đứng trước muôn trùng lớp sóng người con gái nghĩ về chàng trai qua điệp từ “Em nghĩ về” thể hiện sự trăn trở của người con gái đang yêu, cô gái yêu say mê, yêu mãnh liệt nhưng lại không hời hợt, bi lụy. Đó cũng là những điều mà “bà hoàng thơ tình” muốn nhắn nhủ cho các cô gái khi yêu. Hai đại từ “anh-em” nghe sao thật trìu mến thân thương, ngọt ngào, cô gái đã mạnh dạn bộc lộ cảm xúc của mình bằng cả trái tim chân thành. Cô gái sẵn sàng suy nghĩ về chàng trai, suy nghĩ về chuyện tình của chúng ta qua điệp từ “nghĩ” cho thấy có chút lí trí ở đây. Cô gái không thôi trăn trở về tình yêu của mình, đó là tình yêu của cô gái trong thời kì kháng chiến chống Mĩ. Câu hỏi tu từ “Từ nơi nào sóng lên”, cô gái vừa có khát vọng tình yêu vừa khao khát tìm hiểu khởi nguồn của tình yêu, những tò mò, thắc mắc phải chăng là đặt trưng của tuổi mới yêu.

       Trước muôn trùng sóng bể, người con gái chỉ suy nghĩ, quan tâm đến người mình yêu, bởi lẽ khi yêu trước mắt mình chỉ nhìn thấy hình ảnh người mình yêu, đó là chính là sự cuồng si của người con gái mới lớn. Khi đứng trước biển khơi vô tận, con người ta sẽ cảm thấy cô đơn, lạc lõng, lạnh lẽo thế nhưng Xuân Quỳnh lại khác, nhà thơ lại nghĩ về cội nguồn.

“Sóng bắt đầu từ gió
Gió bắt đầu từ đâu
Em cũng không biết nữa
Khi nào ta yêu nhau”

          Khi nhìn lại chúng ta không biết mình phải lòng nhau từ khi nào và cô gái cũng vậy. Nhà thơ Xuân Quỳnh đã mượn cội nguồn của “sóng” để ẩn dụ cho cội nguồn của tình yêu .“ Sóng bắt đầu từ gió” có “gió” thì mới có “sóng”. Thật vậy, những cảm xúc khi yêu chúng ta không biết nó xuất hiện từ bao giờ , cũng như những cơn gió không biết từ đâu mà đến để hình thành. Câu hỏi tu từ “Khi nào ta yêu nhau” tuy rất khó trả lời nhưng lại cực kỳ thuyết hục đến mức mà người con gái trẻ ấy chỉ có thể trả lời bằng một cái lắc đầu rất dễ thương “Em cũng không biết nữa”, đã có sự xuất hiện một chút lí trí ở đây vì đôi khi trả lời cho câu hỏi về cội nguồn của tình yêu thật sự rất khó và Xuân Quỳnh cũng đã đáp lại bằng một cái lắc đầu rất nữ tính và rất dỗi dịu dàng, đáng yêu, nó điển hình cho tình yêu của cô gái trong thời kì kháng chiến chống Mĩ. Biển bao la mênh mông rộng lớn được tạo hóa hình thành do đó nó là một quy luật của tự nhiên mà con người không tài nào giải đáp hết được cội nguồn. Quy luật của tự nhiên cũng như quy luật của tình yêu, con người ta khi yêu nhau luôn có những khát vọng, không ngừng băng khoăn trăn trở suy nghĩ về người mình yêu và tình yêu của chính họ. Tình yêu vô tri vô giác mà đến, nhưng cũng vì một vài mâu thuẫn hay sự hiểu lầm nhau mà mất đi, người con gái với một khát vọng yêu mãnh liệt, yêu trọn vẹn và yêu say đắm nên trong lòng luôn đau đáu một nỗi niềm chứa đựng những câu hỏi về tình yêu cũng như những tò mò, thắc mắc mà người con gái ấy muốn kiếm tìm câu trả lời. Phải thắc mắc, phải tò mò, phải có một chút lí trí, ấy mới gọi là yêu, bài thơ “Sóng” của Xuân Quỳnh quả thật là “sự thành thật, rất thành thật”, thể hiện một tình yêu chân thành, cháy bỏng nhưng không si mê, không hời hợt.

          Đứng trước biển với muôn ngàn con sóng biển cuồn cuộn, cô gái không ngừng suy nghĩ về tình yêu, nó giống như con sóng bao la , rộng lớn, mênh mông mà không có câu trả lời cho cội nguồn. Dường như những câu thơ trên không thể hiện rõ hết những nỗi nhớ thương mãnh liệt, cháy bỏng của người con gái mới lớn khi yêu thế nên sáu dòng thơ tiếp theo đã truyền tải một nổi nhớ đong đầy, sâu nặng của cô gái dành cho chàng trai.


“Con sóng dưới lòng sâu
Con sóng trên mặt nước
Ôi con sóng nhớ bờ
Ngày đêm không ngủ được
Lòng em nhớ đến anh
Cả trong mơ còn thức”

          “Sóng” là nhịp đập là sự sống của biển, sóng không chỉ vỗ trên mặt nước mà còn vỗ dưới lòng sâu, sóng không bao giờ yên nguôi và đặc biệt sóng luôn hướng vào bờ. Cũng như tình cảm của người con gái dành cho chàng trai, khi yêu nhau con người ta có xu thế hướng về nhau. Ở đây Xuân Quỳnh đã mượn quy luật của “Sóng” để miêu tả quy luật của tình yêu. Hình tượng “Sóng nhớ bờ “ thao thức cả ngày đêm được nhân hoá để nói về nỗi nhớ của cô gái, tình yêu bao giờ cũng được thử thách trong sự xa cách về không gian, thời gian, người ta luôn khao khát, trăn trở để được gặp lại nhau. Hình ảnh đối lập “trên - dưới”, “ngày - đêm”, “mơ - thức” gợi lên phần nào nỗi nhớ thêm da diết, khôn nguôi, cồn cào, cháy bỏng bao trùm cả không gian và thời gian, một tình yêu mãnh liệt, say đắm, vô tận mọi chiều của cô gái trẻ. Cái thú vị của khổ thơ là “sóng nhớ bờ” là thời gian hiện thực nhưng “em nhớ đến anh” là từ cõi thực đến cõi mơ được thể hiện qua dòng thơ “Cả trong mơ còn thức”. Sóng xuất hiện dường như chưa thoả, chưa đủ thể hiện tình cảm của cô gái dành cho chàng trai, một nỗi niềm luôn thường trực trong lòng. Nỗi nhớ triền miên, nỗi nhớ bất tận, mượn quy luật của thiên nhiên để so sánh quy luật của tình yêu và thiên nhiên lại chẳng là gì đối với khát vọng tình yêu cả. Nhà thơ, nhà văn viết bằng trái tim của mình phải chăng Xuân Quỳnh cũng viết bằng trái tim rực lửa, nỗi niềm nhung nhớ sẽ còn mãi neo đọng trong lòng người đọc. Một nỗi nhớ mà khiến mọi người phải thấm thía vì nó được diễn tả rất độc đáo, nỗi nhớ khi yêu nhau chỉ có những người trong cuộc mới trải hết những cung bậc của nỗi nhớ. Xuân Quỳnh đã hạ một từ “Lòng” thật tinh tế làm sao - đây là nơi sâu kín nhất tâm hồn của người con gái, nghĩa là khi yêu, tác giả đã dành hết lòng mình để say đắm, để nhớ để nhung. Cặp từ “ sóng - bờ”, “anh - em” chỉ hai đối tượng ở hai đầu xa cách, ở giữa là nhịp cầu nối “nhớ” cùng với những cặp từ tạo ấn tượng về sự gắn bó hài hoà thắm thiết trong tình yêu. Đứng trước tình yêu người con gái là thế đấy, là yêu chân thành, yêu tha thiết, biết thế nào là nhớ, thế nào là thương, vượt qua muôn ngàn thử thách và rồi mong chờ một kết thúc hạnh phúc với người mình yêu.

          Bài thơ không chỉ cảm nhận về quy luật tình yêu từ hình tượng sóng mà nó còn mang những màu sắc của những cung bậc cảm xúc lắng đọng nhưng lại không kém phần mãnh liệt, nổi trội và cả khát vọng muốn cảm nhận được sự hạnh phúc trong trái tim, tâm hồn của một người con gái khi mới bước đầu trong tình yêu. Nhưng để cảm nhận hết những giá trị ấy, nhà thơ đã viết bằng thể thơ năm chữ với những nhịp thơ đa dạng, linh hoạt tạo nên những âm hưởng của con sóng làm say đắm lòng người, biểu lộ rõ nét hơn những tâm tư và tình cảm phức tạp, sau kín trong tâm hồn mà Xuân Quỳnh muốn gửi đến cho những đọc giả . Tác giả đã sử dụng các biện pháp tu từ và hình ảnh ẩn dụ giàu sắc gợi hình gợi cảm khiến cảm xúc của người thưởng lãm như được thăng hoa và cuốn theo tâm xoáy bão táp cảm xúc. Bên canh đó là cấu trúc bài thơ được xác lập theo kiểu đan xen giữa hình tượng “sóng - bờ”,”anh-em” cũng góp phần làm nên nét đặc sắc cho bài thơ.

          Một tình yêu vốn rất đơn giản của cô gái mới lớn nhưng khi qua lối hành văn đậm chất trữ tình của Xuân Quỳnh đã hình thành nên một áng thơ tuyệt sắc. Chắp bút những suy nghĩ mới mẻ, nét dùng từ độc đáo mang đậm chất hình tượng, “Bà hoàng thơ tình” đã đưa định nghĩa tình yêu trong “Sóng” sang một trang mới vừa mang màu sắc hiện đại nhưng cũng không làm nhòe đi nét truyền thống trong ý nghĩa của tình yêu. Từ đó mang lại một vẻ đẹp mới như một làn gió mát thổi vào làm mới phong cách thơ của thế hệ văn chương sau này.

Nhận xét

  1. cả bài bạn trình bày luận điểm chặt chẽ, nội dung rõ ràng, có đủ biện pháp nghệ thuật. Đánh giá chung đầy đủ theo tiêu chí nhưng kết bài chưa có phần rút ra từ bản thân

    Trả lờiXóa
  2. bài của bạn đi mượt mà,bố cục bài rõ ràng, luận điểm chặt chẽ bám sát nội dung của khổ thơ. Tuy nhiên, vẫn còn sai chính tả một chút "bân khuân -> bâng khuâng", "nổi nhớ -> nỗi nhớ". Bài văn hay đầy cảm xúc!

    Trả lờiXóa
  3. Bài làm khá tốt, có luận điểm rõ ràng, câu phân tích mượt mà, bám sát đề.
    Tuy nhiên vẫn còn sai chính tả. Thêm hình ảnh minh hoạ thì bàiviết sẽ trở nên sinh động hơn.

    Trả lờiXóa

Đăng nhận xét